Ngày 7.7, công nhân Công ty Cổ phần G.R.F (phường Uyên Hưng, Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) vẫn chưa quay lại nhà máy làm việc. Như vậy, đây đã là ngày thứ ba lao động ngừng việc tập thể.
Tổ chức công đoàn đang tuyên truyền, vận động người lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp quay trở lại làm việc.
Nguyện vọng của công nhân là mong muốn công ty không giảm lương thưởng tháng 13 của năm nay. Năm 2024, nếu tình hình kinh tế khó khăn, công ty có thể cắt giảm nhưng cần thông báo trước cho công nhân.
Sáng nay (7.7), Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở của công ty cũng đã thông tin lại nguyện vọng của công nhân với Ban giám đốc công ty này.
Theo đại diện Liên đoàn Lao động Thành phố Tân Uyên, do khó khăn thiếu đơn hàng, ban đầu doanh nghiệp này tính giảm 500 lao động trên tổng số khoảng 1.600 lao động hoặc ngưng thưởng tháng 13 của năm 2023. Tuy nhiên, sau đối thoại thương lượng, công ty đã không cắt giảm lao động và thông báo thưởng 0,5 tháng lương 13. Như vậy, công ty cũng đã có bước nhượng bộ, chia sẻ khó khăn chung với công nhân.
Trong bối cảnh doanh nghiệp gỗ chưa có nhiều đơn hàng, người lao động cũng cần chia sẻ với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Phía đoàn công tác liên ngành đã lập biên bản và đề nghị các bên tiếp tục đối thoại.
Được biết, nếu trường hợp công nhân vẫn không đồng tình quay trở lại, công ty này sẽ buộc phải thông báo tạm ngưng hoạt động, để tập trung sản xuất ở địa điểm khác. Nếu công ty đóng cửa, người lao động sẽ mất đi khoản thu nhập hàng tháng, lúc đó ảnh hưởng đến cuộc sống và khó khăn ập đến ngay trước mắt.
Doanh nghiệp gỗ chỉ còn từ 35-60% đơn hàng
Theo ghi nhận, từ đầu 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương tiếp tục thiếu đơn hàng phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Thậm chí, một số công ty phải đóng cửa nhà máy, dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương nói chung, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương - cho hay, đến đầu tháng 7.2023, tình hình đơn hàng của doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa khả quan hơn.
Theo ông Nguyễn Liêm, hiện nay, lãi suất vẫn cao và lạm phát ở nước ngoài vẫn còn, kéo theo việc mua bán nhà và xây dựng mới rất ít. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ở nước ngoài còn hàng tồn kho nhiều nên chưa mua, chưa nhập hàng.
"Đối với doanh nghiệp FDI, đơn hàng và công suất hoạt động chỉ đạt 50-60%, doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ hoạt động với công suất khoảng 35-40%. Chỉ có đơn hàng ngắn hạn, không có đơn hàng dài hạn" - ông Nguyễn Liêm cho biết. Đối với Công ty Cổ phần Lâm Việt do ông Nguyễn Liêm làm Chủ tịch HĐQT cũng chỉ hoạt động với trên 40% công suất.
Đối với tình trạng việc làm và lao động ngành gỗ, theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bình Dương, do đơn hàng giảm, các doanh nghiệp phải giảm giờ làm việc. Thời gian đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp cho nghỉ việc thời gian dài. Hiện nay, ngành gỗ chưa tuyển dụng nên nhiều lao động dịch chuyển sang các ngành khác.
Ngày 30/8, lãnh đạo Công an thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết, đang điều tra xác định nguyên nhân vụ nổ phòng trọ ở phường Thới Hòa khiến một nam thanh niên bị bỏng nặng.
Ngày 13-9, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp lực lượng chức năng đang làm rõ vụ thi thể cháy đen ở bãi đất trống, hiện trường có mùi xăng. Nạn nhân là người đàn ông trong độ tuổi khoảng 30 - 40 tuổi. Nguồn: Tuổi Trẻ
Sáng 13-9, Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương vẫn đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ điều tra nguyên nhân một nam thanh niên rơi từ tầng cao chung cư xuống đất chết, sau khi cãi nhau với người cùng phòng. Nguồn: Tuổi Trẻ
Khoảng 100 chiếc xe máy đã bị thiêu rụi sau vụ cháy. Hỏa hoạn xảy ra khi cửa hàng vắng chủ, khiến công tác cứu hỏa gặp nhiều khó khăn. Nguồn: Tiền Phong
Vận động lao động quay lại nhà máy
Trả lờiXóaNgày 7.7, công nhân Công ty Cổ phần G.R.F (phường Uyên Hưng, Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) vẫn chưa quay lại nhà máy làm việc. Như vậy, đây đã là ngày thứ ba lao động ngừng việc tập thể.
Tổ chức công đoàn đang tuyên truyền, vận động người lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp quay trở lại làm việc.
Nguyện vọng của công nhân là mong muốn công ty không giảm lương thưởng tháng 13 của năm nay. Năm 2024, nếu tình hình kinh tế khó khăn, công ty có thể cắt giảm nhưng cần thông báo trước cho công nhân.
Sáng nay (7.7), Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở của công ty cũng đã thông tin lại nguyện vọng của công nhân với Ban giám đốc công ty này.
Theo đại diện Liên đoàn Lao động Thành phố Tân Uyên, do khó khăn thiếu đơn hàng, ban đầu doanh nghiệp này tính giảm 500 lao động trên tổng số khoảng 1.600 lao động hoặc ngưng thưởng tháng 13 của năm 2023. Tuy nhiên, sau đối thoại thương lượng, công ty đã không cắt giảm lao động và thông báo thưởng 0,5 tháng lương 13. Như vậy, công ty cũng đã có bước nhượng bộ, chia sẻ khó khăn chung với công nhân.
Trong bối cảnh doanh nghiệp gỗ chưa có nhiều đơn hàng, người lao động cũng cần chia sẻ với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Phía đoàn công tác liên ngành đã lập biên bản và đề nghị các bên tiếp tục đối thoại.
Được biết, nếu trường hợp công nhân vẫn không đồng tình quay trở lại, công ty này sẽ buộc phải thông báo tạm ngưng hoạt động, để tập trung sản xuất ở địa điểm khác. Nếu công ty đóng cửa, người lao động sẽ mất đi khoản thu nhập hàng tháng, lúc đó ảnh hưởng đến cuộc sống và khó khăn ập đến ngay trước mắt.
Doanh nghiệp gỗ chỉ còn từ 35-60% đơn hàng
Theo ghi nhận, từ đầu 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương tiếp tục thiếu đơn hàng phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Thậm chí, một số công ty phải đóng cửa nhà máy, dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương nói chung, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương - cho hay, đến đầu tháng 7.2023, tình hình đơn hàng của doanh nghiệp ngành gỗ vẫn chưa khả quan hơn.
Theo ông Nguyễn Liêm, hiện nay, lãi suất vẫn cao và lạm phát ở nước ngoài vẫn còn, kéo theo việc mua bán nhà và xây dựng mới rất ít. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ở nước ngoài còn hàng tồn kho nhiều nên chưa mua, chưa nhập hàng.
"Đối với doanh nghiệp FDI, đơn hàng và công suất hoạt động chỉ đạt 50-60%, doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ hoạt động với công suất khoảng 35-40%. Chỉ có đơn hàng ngắn hạn, không có đơn hàng dài hạn" - ông Nguyễn Liêm cho biết. Đối với Công ty Cổ phần Lâm Việt do ông Nguyễn Liêm làm Chủ tịch HĐQT cũng chỉ hoạt động với trên 40% công suất.
Đối với tình trạng việc làm và lao động ngành gỗ, theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bình Dương, do đơn hàng giảm, các doanh nghiệp phải giảm giờ làm việc. Thời gian đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp cho nghỉ việc thời gian dài. Hiện nay, ngành gỗ chưa tuyển dụng nên nhiều lao động dịch chuyển sang các ngành khác.
Theo: Lao Động