Khách sạn, nhà nghỉ giữ, sao chụp căn cước công dân của khách có đúng luật?

Nguồn: https://tuoitre.vn/co-so-luu-tru-giu-sao-chup-can-cuoc-cong-dan-cua-khach-co-dung-quy-dinh-20221214161017903.htm

Nhận xét

  1. Nhiều cơ sở lưu trú, các giao dịch dân sự đến nay vẫn giữ hoặc sao chụp căn cước công dân của người dân. Việc này khiến nhiều người dân không hài lòng và băn khoăn về quy định pháp luật liên quan.

    Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, anh N.V.H. (ngụ Hà Nội) cho hay gần đây anh đi công tác các tỉnh phía Bắc thì các khách sạn vẫn yêu cầu anh xuất trình căn cước để giữ lại khi anh đến lưu trú. "Tôi thắc mắc thì phía khách sạn bảo phải giữ căn cước để khai báo và xuất trình cho công an địa phương kiểm tra khi cần", anh H. nói.

    Còn anh L.N. (ngụ TP.HCM) mới đây khi lưu trú tại một khách sạn 4 sao ở Bình Châu (Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) thì lễ tân chụp hình thẻ căn cước của anh lại để khai báo thông tin lưu trú. Ngoài ra hiện nay, khi người dân tham gia các giao dịch như khám chữa bệnh, đăng ký thuê bao… đơn vị cung cấp dịch vụ vẫn yêu cầu khách cho photo hoặc chụp lại thẻ căn cước của khách.

    Thực trạng trên khiến cho nhiều người dân băn khoăn, lo ngại về tính bảo mật của thông tin cá nhân trên căn cước hay giấy tờ tùy thân bị lộ lọt ra ngoài và bị kẻ xấu lợi dụng, mặc dù ngành công an đã khẳng định thông tin dữ liệu trên căn cước rất khó để làm giả.

    Nhất là thời gian gần đây, ngành công an tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo mật thông tin cá nhân gắn liền với căn cước, giấy tờ tùy thân.

    Trao đổi Tuổi Trẻ Online, thượng tá Lê Mạnh Hà, phó trưởng Phòng tham mưu, Công an TP.HCM, khẳng định theo quy định Luật căn cước công dân, căn cước là giấy tờ tùy thân rất quan trọng của người dân sử dụng để chứng minh nhân thân và các giao dịch khác.

    Về việc xuất trình thẻ căn cước, theo quy định chỉ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được phép yêu cầu xuất trình để kiểm tra về nhân thân và các thông tin khác của công dân.

    Còn cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ căn cước công dân trong thời gian thi hành án, lệnh, quyết định.

    Theo thượng tá Hà, hiện nay khi tham gia giao dịch hay lưu trú tại các cơ sở lưu trú (resort, khách sạn, nhà nghỉ…), cơ sở yêu cầu và người dân cho photo, chụp hình, hoặc giữ căn cước của khách hoàn toàn là thỏa thuận dân sự giữa đôi bên.

    "Việc giữ căn cước của cơ sở lưu trú đôi khi chỉ là để bảo đảm khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán dịch vụ. Đó là yêu cầu riêng của cơ sở lưu trú đối với khách và được khách hàng đồng ý, pháp luật không có cấm. Tuy nhiên, phía người dân cẩn thận thì có thể yêu cầu cơ sở lưu trú chụp lại căn cước hoặc ghi lại thông tin trên căn cước để đăng ký lưu trú, và lấy lại thẻ căn cước. Đương nhiên trong tình huống đó phía cơ sở lưu trú có thể đòi khách thanh toán trước chi phí dịch vụ", ông Hà nói.

    Thượng tá Lê Mạnh Hà cũng khẳng định Bộ Công an không yêu cầu cơ sở lưu trú lưu giữ căn cước của khách để phục vụ việc đăng ký, kiểm tra, quản lý cư trú.

    Theo quy định về quản lý cư trú, lưu trú tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cơ sở lưu trú phải đăng ký lưu trú cho khách. Cơ sở phải khai báo (nhập) thông tin của khách vào phần mềm kết nối, báo cáo về cho cơ quan công an quản lý thông tin của khách, lịch trình đến, đi khỏi nơi lưu trú…

    "Trong tình huống cần thiết thực hiện việc kiểm tra hành chính về lưu trú của khách tại cơ sở thì cơ quan công an có thể đến kiểm tra từng phòng của cơ sở, chứ không chỉ kiểm tra trên hệ thống thông tin khai báo, hay chỉ kiểm tra tại quầy lễ tân để xem căn cước của khách được lưu giữ", ông Hà giải thích.

    Theo: Tuổi Trẻ

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

XEM THÊM 🔽

Cảnh báo nguy cơ ngập lụt tại Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, thành phố Thủ Đức

Thi thể bé trai nổi trên suối ở Bình Dương

Xe bán tải bị nước cuốn trôi trong cơn mưa ở Bình Dương, nữ tài xế tử vong

Vựa phế liệu ở Bình Dương cháy ngùn ngụt trong cơn mưa