Phát hiện thi thể nam thanh niên dưới kênh xả thải ở Bình Dương
Thi thể nam thanh niên 22 tuổi được người dân phát hiện dưới kênh nước thải ở Bình Dương, trên tay nạn nhân có vết cắt. Thi thể nạn nhân được đưa lên bờ (Ảnh: Người dân cung cấp). Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/phat-hien-thi-the-nam-thanh-nien-duoi-kenh-xa-thai-o-binh-duong-20240930092221840.htm
Đến nhà hàng, cửa tiệm review khen chê bất chấp, hạ bệ người khác trên mạng xã hội, cắt ghép video gây hiểu lầm... những chiêu trò này của nhiều Tiktoker đã biến một số người trở thành nạn nhân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của họ.
Trả lờiXóaNạn nhân lên tiếng
Có thể thấy ngày nay, nhiều nền tảng mạng xã hội là công cụ kiếm tiền hữu ích. Bên cạnh những nhà sáng tạo nội dung nghiêm túc, nhiều người vì bất chấp lợi nhuận, tăng lượt theo dõi đã sử dụng nhiều chiêu trò.
Anh Trần Hoàng - Quản trị viên một cộng đồng người làm nội dung trên mạng xã hội chia sẻ với phóng viên - những tài khoản Tiktok tại Việt Nam có trên 500 nghìn lượt theo dõi, mỗi video có thể nhận về khoảng 6-10 triệu đồng tiền cho một lần làm quảng cáo. Những người có từ một triệu người theo dõi trên các nền tảng, doanh thu hằng tháng có thể đạt con số khủng hơn gấp nhiều lần.
Chính món hời này mà đã kéo theo làn sóng "người người nhà nhà" đua nhau làm Tiktoker. Tuy nhiên, không phải nội dung nào được sáng tạo ra cũng mang lại giá trị cho cộng đồng. Rất nhiều nội dung được các Tiktoker đăng tải lên nền tảng biến một số người trở thành nạn nhân.
Giữa tháng 5.2022, video với nội dung "chê con trai đi xe số" gây xôn xao trên nền tảng TikTok tại Việt Nam. Phương Nhung, 22 tuổi, đang sống cùng cha mẹ tại Huế, bỗng trở thành tâm điểm chỉ trích vì sự xuất hiện mở đầu trong video gây tranh cãi đó.
Nguyên nhân vì trong video ngắn là hình ảnh Phương Nhung đeo khẩu trang trả lời phỏng vấn về người đi xe số với những câu nói miệt thị người khác.
Tuy nhiên, sau này Phương Nhung giải thích cô là nạn nhân của một Tiktoker tên Hoàng Minh. Cụ thể, cô nói âm thanh gốc của cô đã bị cắt và chèn vào một giọng nói lạ khác gây hiểu lầm.
Sự việc đó khiến cô nhận hằng trăm tin nhắn chửi bới, đe dọa, gây ảnh hưởng nặng đến danh dự, khiến Phương Nhung bị stress nặng.
Ba tháng sau ngày video có mặt Nhung lan truyền trên Internet, Hoàng Minh, người quay video này, bị cơ quan chức năng triệu tập và xử phạt 10 triệu đồng.
Bên cạnh việc làm nội dung bẩn, nhiều Tiktoker còn trở thành những tay review ẩm thực dù không có trình độ hay chuyên môn. Điều này vô tình khiến nhiều nhà hàng, quán ăn trở thành nạn nhân.
Đáng chú ý, Tiktoker Nờ Ô Nô (người làm clip miệt thị người nghèo) từng review chê bai một thương hiệu chè ở TPHCM. Video của anh nói rằng chè của quán dở, nêm nếm quá ngọt và giá chát. Điều này khiến chủ quán chè lên tiếng và cho rằng nam Tiktoker đưa ra ý kiến chủ quan, gây ảnh hưởng đến quán. Sự việc này còn kéo theo nhiều làn sóng tẩy chay thương hiệu chè này.
Sự việc ồn ào thời quan qua chính là "tô bánh canh có cua giá dao động từ 30.000-300.000 đồng", nhưng bị một Tiktoker thổi lên 700.000 đồng.
Theo Tiktoker này, cô được chủ quán chào hàng nên đã gọi tô bánh canh với giá 700.000 đồng có càng cua kích thước lớn để ăn thử. Cô khẳng định tô bánh canh này giá mắc, ăn cho biết chứ xót tiền.
Bà Nguyễn Thị Loan, chủ quán, cho hay những gì Tiktoker review không đúng sự thật. Bình thường, mức giá các tô bánh canh tại quán dao động từ 30.000-300.000 đồng/tô tùy yêu cầu của thực khách. Thế nhưng, sau khi thông tin về quán ăn vỉa hè bán với giá 700.000 đồng/tô bánh canh thì bà Loan ra đường không dám gặp ai bởi nhiều người nói quán bán giá trên trời. Trong khi thực tế, thuận mua vừa bán, quán vẫn có bán với giá 30.000 đồng/tô.
Theo chuyên gia ẩm thực Như Quỳnh mỗi người đều có những cảm nhận, khẩu vị về ẩm thực khác nhau. Một món ăn ngon hay không tùy thuộc vào từng cảm nhận của mỗi người.
Quan trọng nhất vẫn là đạo đức kinh doanh của người chủ quán. Vậy nên, việc các Tiktoker review khen chê bất chấp tạo nên một thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến tâm lý thưởng thức ẩm thực của thực khách.
Theo: Lao Động
Mạnh tay xử lý
Trả lờiXóaRõ ràng, xu hướng Tiktoker nổi cộm kéo theo những lượt theo dõi khủng khiến họ ít nhiều có sức ảnh hưởng. Vì điều này, dẫn đến hiện trạng, một số Tiktoker ảo tưởng quyền lực và cho rằng tiếng nói của mình sẽ ảnh hưởng, tác động đến người khác.
Điều này gây ra một hệ luỵ rằng sẽ còn rất nhiều người trở thành nạn nhân của những chiêu trò này nếu không ngăn chặn kịp thời.
Thời gian qua, cộng đồng mạng đã mạnh tay hơn với những Tiktoker chiêu trò. Một số chủ quán, nhà hàng treo biển cấm cửa một số Tiktoker review ẩm thực phiến diện và nhận được sự ủng hộ của thực khách.
Số khác cũng lên tiếng tẩy chay những người làm nội dung bẩn, chẳng hạn trong đó có làn sóng tẩy chay Tiktoker Nờ Ô Nô vì miệt thị người nghèo khi làm từ thiện.
Theo đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cùng phía Tiktok cho biết, hiện đã ghi nhận phản ánh về trường hợp của TikToker Nờ Ô Nô miệt thị người nghèo và đang tiến hành xử lý vụ việc.
Còn với luật sư Hoàng Minh, Văn phòng luật L&P, TPHCM cho biết, các Tiktoker là những người dùng sức ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội để đánh giá các sản phẩm, dịch vụ, thức ăn nhưng lại không có chuyên môn hoặc vì một lý do nào khác dẫn đến việc đánh giá không đúng sự thật có vi phạm pháp luật.
Cũng theo luật sư Minh, tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi vi phạm có thể phải chịu các chế tài của pháp luật về mặt hành chính hoặc các chế tài về mặt hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành.
"Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
Ngoài ra, hành vi đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, tổ chức khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo Điều 156 hoặc Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017" - luật sư Minh nói.