Phát hiện thi thể nam thanh niên dưới kênh xả thải ở Bình Dương
Thi thể nam thanh niên 22 tuổi được người dân phát hiện dưới kênh nước thải ở Bình Dương, trên tay nạn nhân có vết cắt. Thi thể nạn nhân được đưa lên bờ (Ảnh: Người dân cung cấp). Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/phat-hien-thi-the-nam-thanh-nien-duoi-kenh-xa-thai-o-binh-duong-20240930092221840.htm
Chiều 28.11, Tổng LĐLĐVN tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN chủ trì hội nghị.
Trả lờiXóa41.558 người lao động bị mất việc
Tại hội nghị, đại diện Tổng LĐLĐVN cho biết, năm 2022 trên địa bàn cả nước xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngừng việc tập thể là do người lao động trải qua thời gian vô cùng khó khăn, giảm sút thu nhập, tích lũy sau hơn 2 năm ảnh hưởng đại dịch COVID-19; tiền lương tối thiểu chưa được điều chỉnh trong năm 2020, 2021; nhiều doanh nghiệp không tăng lương, thậm chí còn cắt giảm các khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi của người lao động; một số doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH của người lao động; người lao động đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp theo mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Khi xảy ra ngừng việc, các cấp công đoàn đã chủ động, tích cực tham gia ổn định tình hình, phối hợp với liên ngành hỗ trợ các bên giải quyết, qua đó đa số các đề xuất, kiến nghị chính đáng của người lao động đã được doanh nghiệp đồng thuận và cam kết thực hiện.
Về tình hình cắt giảm việc làm, lao động trong các doanh nghiệp, Tổng LĐLĐVN cho biết, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh phải cắt giảm lao động vào khoảng 1.230 doanh nghiệp tại 44 tỉnh, thành phố. Trong đó, DN dân doanh là 646 doanh nghiệp (chiếm 52,27%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 590 (47,73%).
Các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều là dệt may: 226 doanh nghiệp (18,28%); da giầy: 109 doanh nghiệp (8,82%); chế biến gỗ: 196 doanh nghiệp (15,86%); điện tử: 62 doanh nghiệp (5,02%); cơ khí: 31 doanh nghiệp (2,51%); các loại hình doanh nghiệp khác: 612 doanh nghiệp (49,51%).
Tổng số lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng tới việc làm khoảng 472.210 lao động. Tại doanh nghiệp dân doanh có 118.889 lao động (chiếm 25,18%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 353.324 lao động (chiếm 74,82%).
Ngành nghề dệt may: 131.340 lao động (chiếm 27,81%); da giầy: 171.414 lao động (36,30%); chế biến gỗ: 63.681 lao động (13,49%); điện tử: 19.535 lao động (4,14%); cơ khí: 5.239 lao động (1,11%); các ngành nghề khác 81.000 lao động (17,15%). Trong các khu công nghiệp có 172.088 lao động (36,44%) trong tổng số lao động bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, có hơn 30.270 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và 9.441 lao động đang trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị ảnh hưởng.
Về mức độ ảnh hưởng, đại diện Tổng LĐLĐVN cho biết: Bị thôi việc, mất việc là 41.558 người (8,80%); giảm giờ làm: 430.665 người (91,20%) - bao gồm giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động.
Tính tới điểm hiện nay, có 30 doanh nghiệp nợ lương của 6.946 người lao động với tổng số tiền là 110,227 tỉ đồng; có 121 doanh nghiệp nợ BHXH của 32.315 lao động với tổng số tiền là 237,932 tỉ đồng.
Theo: Lao Động
Tham gia đảm bảo tốt nhất quyền lợi người lao động
Trả lờiXóaTrước tình trạng khó khăn của hàng trăm nghìn người lao động, Tổng LĐLĐVN yêu cầu các cấp công đoàn trực thuộc chủ động nắm đầy đủ, kịp thời tình hình khó khăn, thiếu, cắt giảm đơn hàng của các doanh nghiệp, số lượng người lao động bị giảm thời giờ làm việc, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động; nợ lương, nợ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động… để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình của doanh nghiệp, của đoàn viên, người lao động để tham gia, đề nghị người sử dụng lao động sớm xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và các chế độ cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán 2023 và công bố tới toàn thể người lao động trước khi nghỉ Tết ít nhất 20 ngày.
Đề xuất tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động xây dựng phương án sử dụng lao động, sắp xếp thời gian làm việc của người lao động trên cơ sở giữ tối đa số lượng người lao động có việc làm, thu nhập, hạn chế thấp nhất việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động; trường hợp phải chấm dứt hợp đồng lao động thì đảm bảo quy trình, quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật và đóng góp của người lao động đối với doanh nghiệp; giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người lao động.
Triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ việc làm cho người lao động; đảm bảo quyền lợi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nhất là lao động nữ, trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ, lao động từ 35 tuổi trở lên, lao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động là người khuyết tật… trong trường hợp bị giảm giờ làm, mất việc làm.